Video clip
Xem tất cả »
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 29
Tháng 04 : 658
Năm 2024 : 4.261
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nội dung cơ bản của Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

              Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021, thay thế cho Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2015 về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, yêu cầu thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Những nội dung cơ bản của quy định:

1- Nếp sống văn minh trong việc cưới:

 - Trách nhiêm của cá nhân và gia đình: Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải bảo đảm đầy đủ điều kiện của Luật hôn nhân và gia đình; Thực hiện đăng ký kết hôn theo Luật hộ tịch; Thực hiện theo nghi lễ truyền thống, tránh phô trương hình thức; Trang trí nơi tổ chức lễ cưới trang trọng, phù hợp với văn hóa dân tộc; Sử dụng âm nhac vui tươi lành mạnh, từ 6h đến 22h đêm; Không sử dụng lòng đường để dựng rạp.

- Trách nhiệm của địa phương: Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội vận động nhân dân; Hướng dẫn và đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức trao giấy đăng ký kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, bảo đảm trang trọng, nghiêm túc.

- Những khuyến khích: Dùng hình thức báo hỷ thay cho mời tiệc; Tổ chức tiệc trà thay cho tiệc mặm (nếu tổ chức tiệc mặm nên tổ chức trong phạm vi hẹp như: gia đình, đồng nghiệp....và không quá 02 ngày); Không sử dụng rượu bia, thuốc lá; Cô dâu và chú rể nên mặc trang phục truyền thống và đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm hoặc nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây lưu niệm....

2-  Nếp sống văn minh trong việc tang:

- Trách nhiêm của cá nhân và gia đình: Phải thực hiện đăng ký khai tử khi người qua đời theo Luật hộ tịch; Việc tang cân được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, thành kính, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với văn hóa dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán của địa phương, phù hợp với hoàn cảnh gia đình người qua đời; Thực hiện tót Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ y tế; Địa điểm tổ chức tang lễ do gia đình người qua đời quyết định, trường hợp tổ chức tại địa điểm công cộng phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Không sử dụng lòng đường để dựng rạp; Chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang và tháo dỡ ngay sau khi tang lễ kết thúc, người đến viếng hoặc đưa tang phải ăn mặc trang phục gọn gàng, phù hợp với việc tang; Chỉ sử dụng nhạc, kèn tang từ 6h sáng đến 22h đêm; Hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ, không rắc tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; Thực hiện nghiêm Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

- Trách nhiệm của địa phương: Phối hợp với UBMT TQ và các tổ chức chính trị-xã hội, các Hội quần chúng cùng cấp tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các thủ tục lạc hậu, hành vi mê tín dị đoan, thực hiện quy định nếp sống văn minh trong việc tang; Người qua đời cư trú ở địa phương không còn người thân thì địa phương có trách nhiệm tổ chức tang lễ chu đáo.

- Những khuyến khích: Sử dụng băng đĩa nhạc thay cho đội nhạc tang, sử dụng vòng hoa luân chuyển, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, không làm cỗ mời khách, không sử dụng hình thức khóc thuê trong tang lễ, nên hỏa táng hoặc chôn cất một lần.

2-  Nếp sống văn minh trong lễ hội:

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức lễ, hội: Đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi tổ chức, chỉ  tổ chức theo nội dung đã đăng ký hoặc thông báo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; Thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội, các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trách nhiệm của cá nhân:  Thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội và các quy định của Ban quản lý lễ hội; không lợi dụng việc tham gia lễ hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục; Đặt lễ, tiền đúng nơi quy định của Ban quản lý; bảo vệ môi trường, cảnh quan, giữ vệ sinh chung.

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến những quy định về tổ chức và quản lý lễ hội, tuyên truyền giới thiệu giá trị các di tích, di sản văn hóa; Chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý lễ hội trên địa bàn.

          Rất mong cán bộ, hội viên và nhân dân quan tâm và thực hiện quy định./.

                      Nguyễn Văn Phúc - Nguồn Quy định của UBND tỉnh ban hành ngày 11/3/2021


Nguồn:ccbninhbinh.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Đánh giá trang tin điện tử
noData
Không có dữ liệu
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội