LỊCH SỬ HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ CỰU CHIẾN BINH TỈNH NINH BÌNH

 

Lời nói đầu

Ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị BCHTW Đảng (khóa VI) ra Nghị quyết về thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mục đích: "Đoàn kết Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất, tinh thần, gắn bó tình bạn chiến đấu; tham gia giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ". Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình, cùng với thời gian hợp nhất tỉnh Hà Nam Ninh đến nay tròn 20 năm.

Sự ra đời Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một quyết định sáng suốt, kịp thời, của Bộ Chính trị, góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; Đáp ứng nguyện vọng của đại đa số Cựu chiến binh trong điều kiện các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu - Liên Xô sụp đổ; Kinh tế nước ta lạm phát cao; Các thế lực thù địch đòi đa nguyên, đa Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ khi có Đảng các lực lượng vũ trang đã được hình thành và phát triển thành đội quân hùng mạnh trở thành đội quân bách chiến, bách thắng. ở Ninh Bình ta đã có hàng vạn người con ưu tú đã tham gia xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; được tôi luyện trong khói lửa ác liệt của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, đỉnh cao là chiến thắng "Điện Biên Phủ" lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; chiến dịch "Hồ Chí Minh" lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam lần lượt về hưu, xuất ngũ, chuyển ngành. Đại đa số anh, chị em CCB hăng hái, tình nguyện tham gia xây dựng tổ chức Hội Cựu chiến binh, trở thành những hội viên gương mẫu của một đoàn thể chính trị có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của Đảng. Đoàn kết xung quanh Đảng, đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm, tư tưởng của Đảng, dấy lên phong trào hành động cách mạng: "Lấy xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ hàng đầu; Lấy xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu đột phá; Lấy nâng cao đời sống hội viên làm động lực; Lấy cơ sở Hội làm địa bàn hoạt động". Sức mạnh từ ý chí, lòng dũng cảm, hoạt động nhiệt tình, trách nhiệm cao, công tác xây dựng Hội và phong trào CCB có bước phát triển tích cực, hiệu quả, vững chắc đạt được nhiều thành tích to lớn có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng giữ vững ổn định chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm xây dựng và phát triển của Hội. Nhiều tập thể và cá nhân được các cấp khen thưởng, đặc biệt năm 2009 Hội Cựu chiến binh tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất.

Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của Hội Cựu chiến binh tỉnh. Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình có công văn số 1686 ngày 25/8/2008 về chỉ đạo biên soạn cuốn sách 20 năm xây dựng và hoạt động của Hội CCB tỉnh Ninh Bình. Thời kỳ hợp nhất tỉnh Hà Nam Ninh; Ninh Bình tái lập tỉnh và trải qua 4 kỳ Đại hội. Nâng cao lòng tự hào, tiếp tục rèn luyện đội ngũ cán bộ, hội viên CCB "Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, sáng tạo" xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong tỉnh.

Nhân dịp này, BCH Hội Cựu chiến binh Việt Nam tỉnh Ninh Bình xuất bản và trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "20 năm xây dựng và trưởng thành của Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình 1989-2009" phản ảnh kết quả hoạt động của tổ chức Hội và phong trào Cựu chiến binh trong tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, ban chỉ đạo biên soạn nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh Hội, các đồng chí cán bộ cấp cao quân đội, nhiều cán bộ, hội viên, nhân dân trong tỉnh. Ban Thường vụ tỉnh Hội trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu đó.

Ban biên tập đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất, rất mong quý vị các đồng chí và bạn đọc tham gia đóng góp và thông cảm.

Những văn bản, nghị quyết chỉ thị của đảng và nhà nước về hội cựu chiến binh việt nam 

1. Ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị BCHTW Đảng (khóa VI) ra Nghị quyết thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Quyết định số 100/QĐ-TW) là dấu mốc lịch sử quan trọng đối với đời sống chính trị, tinh thần của Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Ngày 28/2/1990 Hội đồng Bộ trưởng Quyết định giấy phép thành lập Hội CCBVN (giấy phép số 528/NC do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký).

3. Ngày 14/4/1990 UBTWMTTQVN quyết định công nhận Hội Cựu chiến binh Việt Nam là thành viên của MTTQ Việt Nam (Quyết định số 51/QĐ-MTTQ).

4. Ngày 22/4/1990 Ban Bí thư TW Đảng (khóa VI) ra Chỉ thị số 23/CT-TW về hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN), Chỉ thị ghi rõ: "Mục đích của Hội CCBVN là giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng của các chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn kết, tương trợ giữa các CCB, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đóng góp ý kiến với cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách, trong đó có chính sách đối với CCB, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội".

5. Ngày 1/10/1990 Ban Bí thư TW Đảng (khóa VI) có công văn số 552/CV-TW trả lời ý kiến của nhiều cấp ủy địa phương về hoạt động của Hội CCBVN. Công văn nêu rõ: "Hội CCBVN là một đoàn thể quần chúng cách mạng do Đảng CSVN lãnh đạo, hoạt động chính trị - xã hội trong khuôn khổ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ chính thức của Hội, là thành viên của MTTQVN".

6. Ngày 3/7/1997 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 487/CT-TTg về tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước.

7. Ngày 8/1/2002 Bộ Chính trị BCHTW Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 09/NQ-TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới". Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về công tác Cựu chiến binh, Nghị quyết đã đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại của Hội qua 13 năm hoạt động. Nghị quyết khẳng định quan điểm của Đảng về Cựu chiến binh, đồng thời định hướng và xác định nhiệm vụ của Hội, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và tổ chức Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Cựu chiến binh trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

8. Ngày 7/10/2005 UBTV Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua pháp lệnh CCB; Ngày 18/10/2005 Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 19/2005/L-CTN, pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Ngày 12/12/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh Cựu chiến binh, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5/1/2007. Đây là những cơ sở pháp lý, tạo điều kiện để Hội Cựu chiến binh Việt Nam hoạt động, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh để Hội phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. 

Phần một: Sự hình thành và phát triển Hội cựu chiến binh việt nam Hội cựu chiến binh tỉnh ninh bình 

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX tình hình quốc tế và trong nước có những biến đổi sâu sắc, phức tạp âm mưu chủ nghĩa đế quốc với mục tiêu loại bỏ hệ thống CNXH ở nước ta các thế lực thù địch tiến hành can thiệp phá hoại bằng thủ đoạn diễn biến hòa bình, chiến tranh Tây Nam và phía Bắc, bao vây kinh tế, cấm vận, đẩy chúng ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao, đời sống nhân dân trong đó có CCB vô cùng khó khăn, tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Sự tan rã của Liên Xô đã có tác động sâu sắc đến nước ta. Một lần nữa đứng trước những thách thức mới, nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN đặt ra hết sức nặng nề. Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; phần tử cơ hội, biến chất đòi đa nguyên, đa Đảng, tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của cựu chiến binh. Đông đảo Cựu chiến binh Ninh Bình cũng như cựu chiến binh trong cả nước băn khoăn, day dứt, lo lắng cho sự tồn tại và phát triển và bảo vệ thành quả cách mạng trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước hết sức khó khăn, là những lớp người được Đảng dầy công giáo dục, rèn luyện trưởng thành trong chiến đấu có trách nhiệm bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, với bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, luôn nhạy bén với thời cuộc và có tinh thần trách nhiệm chính trị cao trước sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, kiên định với mục tiêu lý tưởng của cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, không thể đứng ngòai cuộc nhìn kẻ thù chống phá, thủ tiêu thành quả cách mạng.

Năm 1986 Đại hội VI của Đảng với quan điểm đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới phương thức vận động tập hợp quần chúng thì vấn đề thành lập Hội Cựu chiến binh mới có sự thống nhất cao trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để Hội CCB ra đời. Ngày 6/12/1989 Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VI ra Nghị quyết thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đây là chủ trương sáng suốt, kịp thời đáp ứng được tình hình nhiệm vụ cách mạng, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các thế hệ Cựu chiến binh. Hình thành một tổ chức chính trị, xã hội sẽ có những đóng góp tích cực và nhiều hơn nữa cho cách mạng, nhất là vào thời điểm khó khăn, thách thức. 

Hội Cựu chiến binh Việt Nam 

20 năm, Hội Cựu chiến binh hoạt động có bước phát triển trưởng thành, hiệu quả cao, trải qua 4 kỳ Đại hội: Công tác xây dựng Hội và phong trào Cựu chiến binh (CCB) có bước phát triển mới, trú trọng kết nạp và quản lý hội viên về tư tưởng, đạo đức, lối sống cần kiệm theo gương Bác Hồ, nâng cao đời sống hội viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CCB. Xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh vách đất, tổ chức cơ sở Hội đạt trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm trước, phòng chống tiêu cực không khiếu kiện trái pháp luật, gương mẫu giải phóng mặt bằng và các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở. Đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng sai trái, bảo vệ đướng lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Điểm nổi bật:

Thời kỳ lâm thời, đến Đại hội lần thứ nhất (1992) Hội đã thành lập ở 4 cấp (TW, tỉnh, huyện, xã) với số lượng 68 vạn hội viên. Sau 4 kỳ Đại hội đã tập hợp được 2,5 triệu hội viên, tăng 4 lần so với năm 1992. Thực hiện Chỉ thị số 487 của Chính phủ. Hội đã mở rộng: Cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp hiện có 5.000 tổ chức Hội ở cơ sở, với trên 125.000 hội viên.

- Hội đã tăng cường vận động Cựu chiến binh đoàn kết, phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, góp phần ổn định chính trị, nhất là ở cơ sở.

Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của hội, vì vậy các cấp Hội thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định cương lĩnh, đường lối của Đảng, kịp thời chỉ đạo, định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên giữ vững vai trò, vị trí của Hội: Kiên quyết đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" và các quan điểm sai trái, phản động, những hoạt động chống Đảng. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc xuyên tạc chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an viên thôn, xóm, khu phố, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.

- Động viên Cựu chiến binh nêu cao ý chí, nghị lực, giúp nhau nâng cao đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Đã khai thác được 8.462 tỷ đồng để phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành, nghề cho 27 vạn cán bộ, hội viên; tạo việc làm cho hơn 1,2 triệu lao động; xóa được 38.580 nhà Cựu chiên binh dột nát. Đời sống hội viên được cải thiện, Cựu chiến binh nghèo còn 6,33% (vùng sâu còn 14-15%) gần 50% Cựu chiến binh mức sống khá, đã có 2.387 doanh nghiệp Cựu chiến binh thu hút gần 10 vạn lao động, một số doanh nghiệp hàng năm thu từ 300 tỷ đồng đến trên 1.000 tỷ đồng, hơn 20.000 Cựu chiến binh là chủ trang trại, cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 400.000 lao động.

Hoạt động tình nghĩa: Xây dựng quỹ tấm lòng vàng, kho thóc Cựu chiến binh, ngày vì đồng đội, giúp Cựu chiến binh lúc ốm, đau, hoạn nạn, bị thiệt hại do thiên tai, đi tìm đồng đội, phần mộ liệt sỹ. Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở có hiệu quả: Cựu chiến binh tham gia hòa giải trên 50 ngàn vụ, việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, vận động gần 8.000 người (trong đó có con, em Cựu chiến binh) cai nghiện ma túy, góp hàng chục tỷ đồng vào quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", "Quỹ vì người nghèo", vì tuổi thơ, "Quỹ khuyến học" ủng hộ quỹ người nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng năm 2008 số tiền là 4,4 tỷ đồng, hàng năm đạt danh hiệu gia đình Cựu chiến binh văn hóa từ 90-95%.

Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống yêu nước và đã thu hút hàng chục triệu thanh, thiếu niên dự. Tọa đàm, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao, hành quân về cội nguồn, tham gia củng cố tổ chức Đoàn, bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú để Đảng xem xét kết nạp, bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo cho các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

- Hội đã tăng cường mở rộng quan hệ với CCB các nước láng giềng, bạn bè truyền thống: Lào, Cam Pu Chia, Cu Ba, Nga, mông Cổ, An Giê Ri...Hội còn quan hệ với hội CCB các nước từng tham chiến ở Việt Nam như Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, úc, Niu Di Lân, nhằm tăng cường hữu nghị, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần hạn chế các mặt tiêu cực trong quan hệ giữa các nước. Với tư cách là thành viên của Liên đoàn Cựu chiến binh thế giới, của Uỷ ban Thường trực hiệp hội Cựu chiến binh châu á Thái Bình Dương, hiệp hội Cựu chiến binh ASEAN, tại các diễn đàn Hội đã bầy tỏ các quan điểm của Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Những hoạt động đó đã nhận được sự đồng tỉnh ủng hộ của Cựu chiến binh các nước. Làng hữu nghị Việt Nam là nơi nuôi dưỡng chữa trị cho Cựu chiến binh, con Cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội đã góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nâng cao uy tín của đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân và Hội Cựu chiến binh Việt Nam trên trường quốc tế.

Với những thành tích trên, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được Đảng, Nhà nước trao tặng 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất; đã có 16 Cựu chiến binh được tuyên dương anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, 35 Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, thành, 93 hội Cựu chiến binh cấp huyện được Nhà nước tặng Huân chương lao động các hạng, 28 Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh và 157 Hội Cựu chiến binh cấp huyện được tặng cờ thi đua hoặc bằng khen của Chính phủ. 

Hội cựu chiến binh tỉnh Hà Nam Ninh 

Ngày 20/3/1990 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh chỉ định Ban vận động thành lập Hội Cựu chiến binh gồm 14 đồng chí, do đồng chí Đại tá Trần Xuân Soan làm trưởng Ban; Ngày 3/4/1990 Ban thường vụ Tỉnh ủy có công văn số 30 gửi các huyện, thành, thị ủy khảo sát, nắm tình hình để thành lập Hội Cựu chiến binh theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của TW; Ngày 7/4/1990 Ban Thường vụ tỉnh Hà Nam Ninh ra Quyết định số: 725 về thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam Ninh và chỉ định Ban chấp hành lâm thời gồm 17 đồng chí, Đ/c Đại tá Trần Xuân Soan làm chủ tịch; Đại tá Hoàng Thạch Sơn và đại tá Lê Bá Thành làm phó chủ tịch, khu vực Ninh Bình có Thiếu tướng Lã Ngọc Châu, Đại tá Trần Đăng Thành, Đại tá Hoàng Việt trong Ban chấp hành lâm thời; Ngày 24/4/1990 Ban thường vụ tỉnh ủy Hà Nam Ninh có công văn số 26 gửi các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các Ban ngành đoàn thể trong tỉnh. Yêu cầu chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thành lập Hội Cựu chiến binh ở các địa phương (cấp huyện và cơ sở) theo hướng dẫn của Ban chấp hành (lâm thời) Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Trong thời gian ngắn chỉ 3 - 4 tháng đến ngày 10/6/1990 đã có 15/20 huyện thị đã có Ban chấp hành lâm thời trong đó 4 huyện, thị khu vực Ninh Bình là: Hoa Lư, Hoàng Long, Gia Viễn, Yên Mô còn 3 huyện, thị xã chưa có Ban chấp hành lâm thời là: Kim Sơn, Tam Điệp, TX Ninh Bình. Ngày 16/8/1990 các huyện, thị xã đều có BCH lâm thời, tỉnh tổ chức ra mắt Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Nam Ninh tại trung tâm văn hóa 3/2 với trên 700 đại biểu về dự.

Vinh dự tự hào cho Hội Cựu chiến binh huyện Hoa Lư được đón đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và dự lễ ra mắt ngày 25 tháng 5 năm 1990. Đại tướng Chỉ thị cho Hội phát huy truyền thống xây dựng hội vững mạnh, xứng đáng với lòng tin của Đảng và nhân dân.

Tháng 12/1991 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Hà. Tỉnh ủy chỉ định 2 đồng chí phụ trách Hội CCB 2 tỉnh mới để nhận bàn giao.

1 - Trần Xuân Soan - Phụ trách Hội CCB tỉnh Nam Hà

1 - Lã Ngọc Châu - Phụ trách Hội CCB tỉnh Ninh Bình

Phần hai Hội cựu chiến binh tỉnh ninh bình Thời kỳ lâm thời và 4 kỳ đại hội 

Ninh Bình có từ năm 1822 (năm Minh Mạng thứ ba) nằm ở cực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, nơi tiếp giáp giữa Bắc Bộ với Trung Bộ. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình; phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên 1.400 km2, bờ biển dài 15km. Ninh Bình được chia thành ba vùng, phía Tây và Tây Bắc là vùng đồi núi, có rừng nguyên sinh Cúc Phương và những dãy núi trùng điệp, vùng đất này cách ngày nay hàng vạn năm đã có con người sinh sống (động người xưa trong rừng quốc gia Cúc Phương đã tìm thấy hài cốt của người xưa cách đây gần 700 năm) phía Đông và Đông Nam là vùng đồng bằng và vùng ven biển do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp hàng năm tiến ra biển từ 80 đến 100m, tạo nên một vùng đất phì nhiêu mầu mỡ. Có 64.000ha đất nông nghiệp (trong đó có 55.000ha rừng tự nhiên; 20.500ha núi đá; 7.400ha đồi trọc. Rừng núi Ninh Bình chiếm 22,5% diện tích tự nhiên, có nhiều lâm sản quý. Núi đá vôi trùng điệp, trong đó có đá Hoa, đá bột mầu đô lô nít. Trong các dãy núi có nhiều hang động đẹp được xếp vào loại thắng cảnh của đất nước như động người xưa (Cúc Phương), Tam Cốc Bích Động (Tam Thiên Đệ Nhị động) động địch lộng (Nam thiên đệ tam động)...Có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng như cố đô Hoa Lư, Hành Cung Vũ Lâm, phòng tuyến Tam Điệp - Biên Sơn, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu (chiến khu Quang Trung) núi non nước, nhà thờ đá phát Diệm.

Đại bộ phận nhân dân Ninh Bình theo đạo phật, đạo thiên chúa xâm nhập vào khá sớm từ năm 1627 ở thôn Hảo Nho (Yên Lâm - Yên Mô), hiện toàn tỉnh có khoảng 16,5% dân số theo đạo thiên chúa giáo, riêng huyện Kim Sơn chiếm trên 43% so với dân số của huyện và trở thành một trong những trung tâm thiên chúa giáo lớn nhất nước ta. Ninh Bình có 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và 1 thị xã Tam Điệp, 1 thành phố Ninh Bình trực thuộc tỉnh. 146 xã, phường, thị trấn với dân số trên 922.000 người, chủ yếu là người kinh có gần 2 vạn người dân tộc mường sống tập trung ở một số xã miền núi Nho Quan.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc cho nhân dân Ninh Bình tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái cao cả. Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Với truyền thống kiên cường bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược bảo vệ và xây dựng đất nước. Tiêu biểu nhất là Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ thứ X, xây dựng kinh đô ở Trường Yên (Hoa Lư). Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho 25 tập thể và 14 cá nhân; thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 34 tập thể và 9 cá nhân. Có 316 bà mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tầm vóc lịch sử ấy là động lực quan trọng, là nền tảng tinh thần, động viên các thế hệ thanh niên Ninh Bình tự nguyện tham gia xây dựng lực lượng vũ trang cứu nước, chiến đấu bảo vệ quê hương. 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược Ninh Bình đã huy động 59.100 người lên đường nhập ngũ trực tiếp tham gia chiến đấu và 19.474 người là lực lượng du kích chiến đấu tại địa phương. Với tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân và dân Ninh Bình cùng với các đơn vị chủ lực của Bộ, đúng 19 giờ ngày 30/6/1954 Ninh Bình đã được giải phóng. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Ninh Bình vừa tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa đánh trả quyết liệt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc. 39 đợt tuyển quân, đã có 59.785 thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ chiến đấu (trong đó có 2.149 nữ) chi viện cho khắp chiến trường miền Nam. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Ninh Bình bắn rơi 90 máy bay Mỹ (có chiếc thứ 2.700 trên miền Bắc) bắt sống 5 giặc lái, riêng lực lượng dân quân tự vệ bắn rơi 12 chiếc (trong đó Thượng Kiệm bắn rơi 2 chiếc, trung đội dân quân Kim Đài..? (Kim Sơn) bắn rơi 5 chiếc. Huy động 3,5 triệu ngày công làm trận địa và công trình quốc phòng; 245700 ngày công bốc dỡ, bảo quản 81.284 tấn hàng hóa quân sự, trực tiếp vận chuyển thẳng vào miền Nam 16.186 tấn hàng hóa các loại. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và làm nhiệm vụ quốc tế. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang lần lượt về địa phương tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hội CCB tỉnh Ninh Bình cùng với thời gian hợp nhất tỉnh Hà Nam Ninh đến nay tròn 20 năm. Hội luôn bám sát sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy Ninh Bình, Hội CCBVN, vận động tập hợp các thế hệ CCB vào tổ chức Hội, xây dựng và rèn luyện lực lượng CCB giữ vững phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, hoàn thành tốt nhiệm vụ lâm thời và 4 kỳ Đại hội. 

Hội cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình Thời kỳ lâm thời( từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1992) 

Ngày 24/4/1992 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, có quyết định số 58 về việc thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình và chỉ định Ban chấp hành lâm thời Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình, gồm 11 đồng chí; Chỉ định Đ/c Thiếu tướng: Lã Ngọc Châu - Chủ tịch; Đ/c Đại tá: Trần Đăng Thành - Phó chủ tịch và Đ/c Đại tá: Hoàng Việt - Phó chủ tịch.

Quyết định số 59/QĐ-TU ngày 27/4/1992 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình chỉ định Đảng Đoàn Hội CCB tỉnh Ninh Bình gồm 3 đồng chí; Chỉ định Đ/c Trần Đăng Thành - Bí thư, Đ/c Lã Ngọc Châu và Đ/c Hoàng Việt ủy viên Đảng Đoàn.

Danh sách Ban chấp hành lâm thời gồm 11 đồng chí

1. Thiếu tướng: Lã Ngọc Châu - CT7. Đại Tá: Nguyễn Ngọc Duyên-CT Hội Yên Mô
2. Đại tá: Trần Đăng Thành – PCT8. Đại Tá: Đinh Anh Tăng - CT Hội Gia Viễn
3. Đại tá: Hoàng Việt – PCT9. Đại Tá: Lê Khánh - CT Hội Hoa Lư
4. Đại tá: Vũ Anh Hiền - CT Hội Kim Sơn10. Đại Tá: Quách Văn Chạc – CT Hội Nho Quan
5. Đại tá: Trần Duy Thị - CT thị Hội Tam Điệp11. Đại Tá: Quách Thanh Miện - ủy viên cơ quan
6. Đại tá: Lê Hà - CT thị Hội Ninh Bình 

* Tình hình Cựu chiến binh và nhiệm vụ Ban chấp hành lâm thời:

Ninh Bình sau khi tách tỉnh 1/4/1992 đại đa số Cựu chiến binh phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm cao, tích cực vận động tập hợp lực lượng Cựu chiến binh vào Hội với phương châm chất lượng, nòng cốt, hiệu quả, tạo đà cho xây dựng và phát triển bền vững của Hội. Cơ quan Thường trực và cơ quan giúp việc Hội Cựu chiến binh tỉnh thời kỳ đầu rất khó khăn về biên chế, kinh phí hoạt động. Trong quá trình xây dựng được sự quan tâm của cấp ủy Đảng. Ban chấp hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp Hội tiến hành Đại hội, kết nạp hội viên, chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội lần thứ nhất Hội Cựu chiến binh tỉnh. Chỉ đạo các huyện, thị và cơ sở tiến hành Đại hội bầu Ban chấp hành, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên. 

Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất nhiệm kỳ(1992-1997) 

Đại hội đại biểu Hội CCB lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 9-10/7/1992 tại hội trường UBND huyện Hoa Lư, về dự Đại hội có 61 đại biểu chính thức đại diện cho 10.039 hội viên trong tỉnh. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh. Hệ thống XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình", đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và tăng cường hoạt động lật đổ chế độ XHCN ở nước ta, khủng hoảng kinh tế, xã hội lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình tư tưởng, có một số hoang mang, giao động, tiêu cực, tham nhũng.

Trước tình hình đó Đảng ta có Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (1991-1995) vượt qua thách thức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi tiêu cực, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay...với phương châm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững đoàn kết trong Đảng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Tuy nhiên nhận thức, xây dựng tổ chức Hội TSVM ở cơ sở có nơi còn hạn chế, đời sống khá 7%, hộ thiếu vốn 60%, hộ túng thiếu hơn 50%, có bình quân 20.000 đ/tháng/người.

Đại hội được đón đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị - Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Phó Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Đ/c Tô Xuân Toàn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành chính thức khóa I gồm 15 đ/c.

Ban chấp hành đã bầu:

- Đ/c Thiếu tướng Lã Ngọc Châu - Chủ tịch.

- Đ/c Đại tá Trần Đăng Thành-Phó Chủ tịch

- Đ/c Đại tá Hoàng Việt-Phó chủ tịch Hội. 

Danh sách BCH khóa I gồm 15 đ/c

1. Thiếu tướng: Lã Ngọc Châu - Chủ tịch Hội9. Đại Tá: Nguyễn Ngọc Duyên - CT Hội Yên Mô
2. Đại tá: Trần Đăng Thành - PCT Hội10. Đại Tá: Đinh Anh Tăng - CT Hội Gia Viễn
3. Đại tá: Hoàng Việt - PCT Hội11. Đại Tá: Lê Khánh - CT Hội Hoa Lư
4. Đại tá: Vũ Anh Hiền - CT Hội Kim Sơn12. Đại tá: Trần Duy Thị - CT Hội TX T Điệp
5. Đại tá: Lê Hà - CT Hội thị xã N Bình13. Trung tá: Nguyễn Thái - CT Hội xã Phú Lộc
6. Đại tá: Nguyễn Huy Thàng - PCT Hội TXNB14. Thiếu tá: Lê Thị My - chuyên trách
7. Đại Tá: Quách Văn Chạc - CT Hội N Quan15. Chuẩn úy: Nguyễn Rường – CT Hội xã Kim Mỹ
8. Đại Tá: Quách Thanh Miện - Cán bộ VP 

Ban kiểm tra:

1. Đ/c Hoàng Việt - trưởng ban 4. Đ/c Đinh Đức Dư - ủy viên (Hoa Lư)

2. Đ/c Quách Thanh Miện - Phó ban 5. Đ/c Tạ Quang Huệ - cơ quan tỉnh Hội

3. Đ/c Đinh Văn Cẩn - ủy viên (Nho Quan) 

Để quán triệt Nghị quyết của Đảng, Đại hội I đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1992-1997 là:

"Xây dựng Hội vững mạnh toàn diện, tổ chức và động viên lực lượng Cựu chiến binh toàn tỉnh dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, cùng với nhân dân phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội 7 của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống, góp phần tích cực vào ổn định chính trị, kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN".

Tư tưởng chỉ đạo Đại hội: "Xây dựng tổ chức Hội TSVM gắn liền với bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN".

- Ngày 23/7/1997 Ban thường vụ tỉnh ủy thông báo số 125 về kiện toàn lãnh đạo hội cựu chiến binh tỉnh. Ban chấp hành bầu đồng chí Trần Đăng Thành - CT Hội CCB tỉnh thay Đ/c Lã Ngọc Châu ốm không tiếp tục công tác được. Ngày 23/7/1997 Ban thường vụ tỉnh ủy Quyết định số 217 Chỉ định Đ/c Quách Thanh Miện ủy viên Đảng đoàn Hội cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình. 

* Kết quả nhiệm kỳ (1992-1997):

5 năm qua, thực hiện phương hướng, nhiệm vụ Đại hội lần thứ nhất. BCH, Ban Thường vụ, Thường trực CCB tỉnh xây dựng quy chế làm việc, chương trình hoạt động toàn khóa. Tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội VI - VII của Đảng, nhất là Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam”, Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh, Đại hội I Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào Cựu chiến binh tỉnh đạt nhiều kết quả, tương đối toàn diện.

- Vận động 12.198 hội viên là đảng viên tham gia các hoạt động xã hội trong đó có 75% cán bộ chủ chốt (bí thư, chủ tịch HĐND, UBND) xã, phường, thị trấn do Cựu chiến binh đảm nhiệm, thường xuyên nắm vững Nghị quyết Đại hội Đảng, chủ trương của cấp ủy, gương mẫu và vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, XĐGN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mùa vụ. Tích cực tham gia sinh hoạt chi bộ, đảng bộ nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng đấu tranh chống lại đa nguyên, đa Đảng.

- Đã kết nạp được 12.047 hội viên, nâng lên tổng số 22.086 đạt 51% CCB vào Hội. Có 65% cơ sở Hội đạt TSVM, 75% hội viên gương mẫu, 59% gia đình CCB văn hóa. Xây dựng được 998 triệu đồng quỹ hội, giúp nhau được 2,7 tỷ đồng đầu tư phát triển trang trại CCB, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ 2.000 lao động, xóa 1.084 hộ đói nghèo, giáo dục truyền thống yêu nước 352 buổi cho 41.749 thanh niên, học sinh dự. Tổ chức kiểm tra 105 cơ sở Hội, 809 chi hội, 2.916 cán bộ, hội viên; Tham gia hòa giải mâu thuẫn nội bộ nhân dân 12.195 vụ việc ở cơ sở. 

Đại hội đại biểu Hội cựu chiến tỉnh lần thứ hai nhiệm kỳ (1997-2002)

Thực hiện Thông báo số 142 ngày 27 tháng 8 năm 1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về Đại hội đại biểu Hội CCB tỉnh lần thứ hai. Ban chấp hành Cựu chiến binh tỉnh quyết định triệu tập Đại hội đại biểu nhằm: Quán triệt, thực hiệnnghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về ổn định chính trị,phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kiểm điểm đánh giá ưu, khuyết điểm trong nhiệm kỳ lần thứ I, quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ II của Hội, bầu Ban chấp hành, cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Cựu chiến binh toàn quốc. Đại hội họp từ ngày 10 đến 11/9/1997 tại nhà khách UBND tỉnh Ninh Bình, Đại hội có 126 đại biểu, đại diện cho 22.086 hội viên trong toàn tỉnh. Đại hội vinh dự được đón Đ/c Thượng tướng Trần Văn Quang - Chủ tịch TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đ/c Tô Xuân Toàn - UVTW Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình về dự, chỉ đạo Đại hội. Đại hội tiến hành vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh. Trải qua 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tạo thế và lực cho thời kỳ phát triển mới, giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập. Đảng xác định 4 nguy cơ: “Tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng XHCN; tham nhũng, quan liêu; âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch”.

Đại hội đã tiến hành bầu cử BCH gồm 21 đồng chí. BCH đã bầu 5 ủy viên Thường vụ: Đ/c Trần Đăng Thành, Quách Văn Chạc, Vũ Anh Hiền, Trần Duy Thị, Đoàn Đình Vinh. 

BCH đã bầu:

- Đồng chí Đại tá Trần Đăng Thành - chủ tịch Hội

- Đồng chí Đại tá Quách Văn Chạc- Phó Chủ tịch.

Danh sách ban chấp hành khóa II gồm 21 đồng chí

1. Đại tá: Trần Đăng Thành – CT12. Đại tá: Lê Văn Dân - PCT Hoa Lư
2. Đại tá: Quách Văn Chạc – PCT13. Đại tá: Vũ Văn Mão - CT Y Khánh
3. Đại tá: Quách Thanh Miện – UVTK14. Đại tá: Hoàng Tô Hiến - PCT Y Khánh
4. Đại tá: Phạm Minh Viễn – CVP15. Đại tá: Nguyễn Văn Duyên - CT Yên Mô
5. Đại tá: Vũ Anh Hiền - CT Hội K Sơn16. Trung tá: Vũ Đình Oang-CPT Y Mô
6. Đại tá: Trần Duy Thị- CT Hội T Điệp17. Đại tá: Hồ Mạnh Tài- PCT TX T Điệp
7. Đại tá: Đoàn Đinh Vinh - CT Hội TXNB18. Trung tá: Nguyễn Viết Hạ-PCT K Sơn
8. Đại tá: Nguyễn Huy Thàng – PCT TX NB19. Trung tá: Nguyễn Huy Liệu-CT Xích Thổ
9. Đại tá: Đinh Anh Tăng - CT Hội G Viễn20. Trung tá: Lê Trung Văn-PCT NQuan
10. Thiếu tá: Quách Văn Hoa – PCT G Viễn21. Phạm Văn Quyết-CT Hội D nghiệp
11. Trung tá: Nguyễn Vinh Quang - CT Hoa Lư 

Ban kiểm tra:

1. Đ/c Quách Văn Chạc - trưởng ban4. Đ/c Vũ Thế Cường - ủy viên (Yên Khánh)
2. Đ/c Quách Thanh Miện - Phó Ban5. Đ/c Tạ Quang Huệ - cơ quan tỉnh Hội
3. Đ/c Trần Ky - ủy viên (Kim Sơn). 

Để quán triệt Nghị quyết của Đảng, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ (1997-2002) là:

"Tập hợp Cựu chiến binh phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" xây dựng tổ chức Hội TSVM, tiếp tục cống hiến, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống hội viên, tham gia giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững".

Tư tưởng chỉ đạo nhiệm kỳ " Đoàn kết, ổn định và phát triển".

Tỉnh ủy có quyết định số:316 ngày 16/12/1997 chỉ định Đ/c Trần Đăng Thành - Bí thư Đảng đoàn, Đ/c Quách Văn Chạc và Đ/c Quách Thanh Miện ủy viên đảng đoàn.

- Ngày 2/3/1999 TW Hội cựu chiến binh Việt Nam có Quyết định số: 255 về chỉ định bổ xung Đ/c Đinh Ngọc Thập Chủ tịch hội cựu chiến binh huyện Nho Quan vào Ban chấp hành Hội cựu chiến tỉnh Ninh Bình.

- Ngày 8/8/2000 TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam có Quyết định số 769 Chuẩn y bổ Sung Đ/c Quách Thanh Miện, Đ/c Phạm Minh Viễn vào Ban Thường vụ Hội cựu chiến binh tỉnh và Chuẩn y Đ/c Quách Thanh Miện giữ chức ủy viên thư ký Ban chấp hành.

* Kết quả nhiệm kỳ II (1997-2002):

5 năm qua, thực hiện phương hướng, nhiệm vụ Đại hội II Hội Cựu chiến binh tỉnh. Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Cựu chiến binh tỉnh triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, xây dựng quy chế làm việc, chương trình hành động toàn khóa. Triển khai, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 09 Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh. Toàn Hội đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Hội có bước phát triển toàn diện, hiệu quả và vững chắc:

- Đã kết nạp được 7.201 Cựu chiến binh vào Hội, nâng lên 29.287 hội viên, đạt 65% CCB vào Hội, tăng 12 cơ sở Hội, 48 chi hội, 36 ban liên lạc, thu hút trên 6.950 CQN vào câu lạc bộ. Cơ sở Hội đạt TSVM tăng 20%, hội viên gương mẫu tăng 15%, gia đình Cựu chiến binh văn hóa tăng 16%.

- Vận động 51% (14.560) hội viên là đảng viên, 81% hội viên làm cán bộ đương nhiệm (Bí thư, CT Hội đồng nhân dân, UBND) xã, phường, thị trấn; mở 267 hội nghị có 10.980 cán bộ đương nhiệm tham dự. Gương mẫu đổi mới tư duy vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế mùa vụ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở: "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra". Xây dựng khu dân cư văn hóa, nâng cao đời sống CCB, XĐGN tình làng nghĩa xóm đoàn kết, quốc phòng an ninh được giữ vững.

- Đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, hoạt động tình nghĩa. Cho vay không lãi 520 triệu đồng; Quỹ hội 2,2 tỷ đồng, vay vốn ngân hàng 29,3 tỷ đồng (gấp 5 lần Đại hội I); Giúp nhau 75 ngàn ngày công, hàng vạn cây, con giống. Đã đầu tư xây dựng 137 trang trại, 45 tổ hợp tác, 27 tổ thương binh, 25 doanh nghiệp tư nhân, tạo việc làm cho 8.700 lao động con, em Cựu chiến binh; Đã xóa đói giảm nghèo cho 1.989 hộ Cựu chiến binh, có 10% hộ giầu, 65% hộ khá, ủng hộ thanh niên nhập ngũ 289 triệu đồng, đón 175 hài cốt liệt sỹ về quê hương, hòa giải thành công 5.857 vụ việc 12.074 lượt người.

- Phối hợp giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ 53.429 buổi 334.596 lượt thanh niên, học sinh dự. Kết nạp 265 đoàn viên danh dự, 1.560 chi hội kết nghĩa với chi đoàn. Vận động 3.250 hội viên Cựu chiến binh tham gia xây dựng lực lượng dự bị động viên; 3.505 hội viên tham gia công an viên ở cơ sở. Thực hiện cuộc vận động vì an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, ma túy, làng xã bình yên, gia đình hạnh phúc. 

Đại hội đại biểu Hội cựu chiến tỉnh lần thứ ba nhiệm kỳ (2002-2007) 

Thực hiện Thông tri số 06 ngày 29 tháng 3 năm 2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về tiến hành Đại hội ba của Hội Cựu chiến binh tỉnh. BCH CCB tỉnh quyết định triệu tập Đại hội đại biểu Cựu chiến binh tỉnh nhằm: Quán triệt Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới”. Đánh giá ưu, khuyết điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội II và quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III, bầu Ban chấp hành khóa III, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội III Cựu chiến binh toàn quốc.

Đại hội họp từ ngày 22 - 23/8/2002 tại Hội trường UBND tỉnh về dự Đại hội có 149 Đại biểu chính thức vắng mặt 1 Đ/c Thàng (có lý do), có mặt 148 đại biểu, đại diện cho 29.287 hội viên trong tỉnh. Đại hội vinh dự được đ/c Trung tướng Trần Hanh - Phó Chủ tịch TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đ/c Phạm Minh Tuyên - UVTW Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình về dự chỉ đạo đại hội. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND Đ/c Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo và tặng Đại hội bức trướng "Hội CCB tỉnh Ninh Bình đoàn kết, gương mẫu, đổi mới mãi mãi xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ". Diễn ra trong tình hình toàn Đảng, toàn dân thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh.

Đại hội đã tiến hành bầu cử 15 đ/c vào Ban chấp hành Cựu chiến binh tỉnh. Ban chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí: Đ/c Quách Văn Chạc, Quách Thanh Miện, Phạm Minh Viễn, Phạm Sinh, Đinh Ngọc Thập.

BCH đã bầu:

- Đ/c Đại tá Quách Văn Chạc - Chủ tịch Hội

- Đ/c Đại tá Quách Thanh Miện - Phó Chủ tịch.

Danh sách ban chấp hành khóa III gồm 15 đồng chí

1. Đại tá: Quách Văn Chạc-CT Hội9. Đại tá: Phạm Văn Nguyện-CT Yên Mô
2. Đại tá: Quách Thanh Miện-PCT Hội10. Đại tá: Vũ Đức Hộ-CT Yên Khánh
3. Đại tá: Phạm Minh Viễn-UVTK11. Đại tá: Nguyễn Huy Cận-CT Kim Sơn
4. Đại tá: Phạm Sinh-CT Hội TX N Bình12. Thiếu tá: Phạm Ngọc Mùa-CVP
5. Đại tá: Đinh Ngọc Thập-CT NQuan13. Vũ Đắc Khang-CT Hội CTXK Đồng Giao
6. Đại tá: Hồ Mạnh Tài-CT TX T Điệp14. Trung tá: Nguyễn Vinh Quang-CT Hoa Lư
7. Thiếu tá: Quách Văn Hoa-CT G Viễn15. Phạm Văn Hùng-CT Hội xã Xuân Thiện
8. Trung tá: Lê Trung Văn-PCT N Quan 

Ban kiểm tra:

1. Đ/c Quách Thanh Miện - trưởng ban4. Đ/c Phạm Ngọc Phiên - ủy viên ( TĐ)
2. Đ/c Phạm Minh Viễn - Phó Ban5. Đ/c Tạ Quang Huệ - phó ban TC-CS
3. Đ/c Bùi Xuân Nguyên - ủy viên (Kim Sơn). 

Để quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, Đại hội III CCB đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III là:

"Tăng cường: Đoàn kết một lòng, vượt khó đi lên, vận động các thế hệ Cựu chiến binh, Cựu quân nhân thành lực lượng cách mạng tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, nâng cao chất lượng xóa đói giảm nghèo, hoạt động tình nghĩa, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là ở cơ sở Hội".

Tư tưởng chỉ đạo của Đại hội: "Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, hiệu quả". Lấy xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN làm nhiệm vụ hàng đầu; Lấy xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu đột phá; lấy nâng cao đời sống hội viên làm động lực; lấy cơ sở Hội làm địa bàn hoạt động.

Ban Thường vụ TW hội Cựu chiến binh có quyết định số: 1425 ngày 5/5/2002 chuẩn y Ban chấp hành Cựu chiến binh khóa III. Tỉnh ủy có quyết định 307 ngày 24/9/2002 về kiện toàn Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh. Chỉ định đồng chí: Quách Văn Chạc - Bí thư, Đ/c Quách Thanh Miện, Đ/c Phạm Minh Viễn ủy viên.

* Kết quả nhiệm kỳ III (2002-2007):

5 năm qua, thực hiện phương hướng, nhiệm vụ Đại hội III Hội CCB tỉnh. Ban chấp hành, Ban thường vụ, Thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh xây dựng quy chế làm việc, chương trình hành động toàn khóa; Tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết XIV Đảng bộ tỉnh. Toàn Hội đoàn kết, năng động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Hội. Công tác xây dựng Hội và phong trào Cựu chiến binh có bước phát triển tích cực, hiệu quả và vững chắc.

- Kết nạp được 7.782 hội viên, nâng lên tổng số 37.069, đạt 81% CCB vào Hội. Tăng 20% cơ sở Hội, 733 chi hội, 81 ban liên lạc truyền thống. Tổ chức cơ sở Hội đạt trong sạch vững mạnh 94,4%; chi hội đạt trong sạch vững mạnh 92,3%, hội viên gương mẫu đạt 90,4%, gia đình Cựu chiến binh văn hóa đạt 89%.

- Hội đã vận động 16.430 hội viên là đảng viên, hơn 300 cán bộ cấp cao quân đội nghỉ hưu trên địa bàn, tham gia các chức danh lãnh đạo có 68% cấp ủy viên là hội viên, 75% cán bộ chủ chốt (Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND) xã, phường, thị trấn; 1.636 hội viên tham gia HĐND các cấp. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, đổi mới tư duy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xây dựng khu dân cư văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ, phòng chống tội phạm, ma túy, xây dựng lực lượng an ninh quốc phòng vững mạnh. Hòa giải thành công 4.512 vụ việc ở cơ sở 12.695 lượt người.

- Hội tích cực triển khai phong trào "sản xuất kinh doanh giỏi" xây dựng 517 dự án cho 12.950 hội viên vay 68 tỷ đồng. Vốn nội bộ hơn 10 tỷ đồng, quỹ Hội hơn 5 tỷ đồng. Xây dựng trang trại, chăn nuôi trồng thủy, hải sản, tạo việc làm cho Cựu chiến binh và con, em Cựu chiến binh. Vận động 630 lao động học nghề làm nấm, hàng xuất khẩu, có 115 con, em Cựu chiến binh đi lao động nước ngoài, giảm 1.059 hộ nghèo, hộ giầu tăng 15%; hộ khá 56%; hộ sản xuất kinh doanh giỏi 15%. Vận động Cựu chiến binh ủng hộ 372 triệu đồng, 15 ngàn ngày công, xây mới, sửa chữa 41 nhà cho hộ Cựu chiến binh nghèo, có 13.100 hộ Cựu chiến binh tham gia sản xuất vụ đông với 1.759 ha (Đỗ tương, ngô, lạc, bí xanh, khoai sọ, rau các loại). Hoạt động tình nghĩa tặng quà mừng thọ 623 triệu đồng, tham gia quy tập 513 mộ liệt sỹ về quê hương, ủng hộ nhà văn hóa Điện Biên 140 triệu đồng, ủng hộ chống bão lụt 233 triệu đồng, quỹ vì người nghèo 424 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa 459 triệu đồng.

- Phối hợp giáo dục truyền thống yêu nước cho 45.659 lượt thanh niên và học sinh. Tập hợp 27.925 Cựu quân nhân vào "câu lạc bộ" xã, phường, thị trấn đạt 72%. 

Đại hội đại biểu Hội cựu chiến tỉnh lần thứ tư nhiệm kỳ (2007-2012) 

Thực hiện Thông tri số 03 ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về Đại hội lần thứ IV Hội Cựu chiến binh tỉnh. BCH CCB tỉnh quyết định triệu tập đại hội đại biểu lần thứ IV nhằm: Đánh giá thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị triển khai pháp lệnh CCB; 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội III, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ IV bầu Ban chấp hành khóa IV và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Đại hội họp từ ngày 2-3/7/2007 tại hội trường nhà văn hóa tỉnh về dự Đại hội có 171 đại biểu chính thức đại diện cho 37.069 hội viên. Đại hội vinh dự được đ/c Thiếu tướng Trịnh Đình Thắng - ủy viên Ban Thường vụ TW Hội, đ/c Tạ Nhật Thới - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy về dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội diễn ra trong lúc toàn Đảng, toàn dân triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh: Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Bộ chính trị ra Chỉ thị số 06 ngày 07/11/2006 về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN; động viên CCB giúp nhau cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng đảng, chính quyền cơ sở TSVM.

Đại hội đã tiến hành bầu cử 17 đ/c vào Ban chấp hành khóa IV nhiệm kỳ (2007-2012). Ban chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí: Đ/c Quách Văn Chạc, Phạm Minh Viễn, Lương Văn Thái, Vũ Đức Hộ, Bùi Ngọc Tư.

BCH đã bầu:

- Đ/c Đại tá Quách Văn Chạc - Chủ tịch Hội.

- Đ/c Đại tá Phạm Minh Viễn – Phó Chủ tịch.

- Đ/c Lương Văn Thái - Phó Chủ tịch Hội.

Danh sách ban chấp hành khóa IV gồm 17 đồng chí

1. Đại tá: Quách Văn Chạc - CT Hội10. Đại tá: Nguyễn Huy Cận-CT Kim Sơn
2. Đại tá: Lương Văn Thái - PCT Hội11. Thiếu tá: Phạm Ngọc Mùa-CVP
3. Đại tá: Phạm Minh Viễn - PCT Hội12. Đào Xuân Thái-Doanh nghiệp
4. Đại tá: Vũ Đức Hộ-CT Yên Khánh13. Trung tá: Lê Trung Văn-CT Nho Quan
5. Đại tá: Bùi Ngọc Tư-CT TP Ninh Bình14. Thượng tá: Nguyễn Tử Lạm-Ban kinh tế
6. Đại tá: Hồ Mạnh Tài-CT TX Tam Điệp15. Trần Quang ánh- CT Sở Giáo dục & ĐT
7. Thiếu tá: Quách Văn Hoa-CT Gia Viễn16. Bùi Văn Tiền-CT Hội xã Quảng Lạc
8. Trung tá: Phạm Văn Oanh-CT Hoa Lư17. Phạm Văn Hùng-CT Hội Xã Xuân Thiện
9. Đại tá: Phạm Văn Nguyện-CT Yên Mô 

Ban kiểm tra:

1. Đ/c Lương Văn Thái - trưởng ban4. Đ/c Đỗ Xuân Chúc - ủy viên (Yên Mô)
2. Đ/c Phạm Ngọc Mùa - phó ban5. Đ/c Đinh Trường Sơn - ủy viên Nho Quan
3. Đinh Cảnh Chung - ủy viên (TPNB) 

Quán triệt Nghị quyết của Đảng, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ (2007-2012) là:

"Đoàn kết các thế hệ Cựu chiến binh, phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" thi đua Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khóa IX; Pháp lệnh cựu chiến binh, nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN; nâng cao đời sống hội viên, tham gia giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đẩy manhh phong trào "Sản xuất, kinh doanh giỏi" phấn đấu xóa cơ bản hộ nghèo, giúp nhau xóa nhà tranh dột nát, hộ giầu tăng lên, hoạt động tình nghĩa, gắn bó tình bạn chiến đấu".

Tư tưởng chỉ đạo nhiệm kỳ: "Đoàn kết, chủ động, sáng tạo"; Lấy xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN làm nhiệm vụ hàng đầu; lấy xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu đột phá; lấy nâng cao đời sống hội viên làm động lực; lấy cơ sở Hội làm địa bàn hoạt động.

Ban Thường vụ TW hội CCBVN có quyết định số: 1162 ngày 16/7/2007 chuẩn y BCH tỉnh Hội khóa IV. Tỉnh ủy có quyết định 641 ngày 1/8/2007 về kiện toàn Đảng đoàn hội cựu chiến binh tỉnh. Chỉ định đồng chí: Quách Văn Chạc - Bí thư, Đ/c Phạm Minh Viễn, Đ/c Lương Văn Thái ủy viên.

Sau 3 năm (2007-2009) thực hiện phương hướng, nhiệm vụ Đại hội IV Hội CCB tỉnh. Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, chương trình hành động toàn khóa. Tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quuết Đại hội X của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, Đại hội IV Hội CCBVN, Hội CCB tỉnh Ninh Bình. Công tác xây dựng Hội và phong trào Cựu chiến binh có bước phát triển mới, toàn diện, vững chắc.

- Vận động 17.380 hội viên là đảng viên tham gia các chức danh lãnh đạo cơ sở có 81% cán bộ chủ chốt Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch H ĐND, UBND do hội viên Cựu chiến binh đảm nhiệm, hơn 400 cán bộ cao cấp nghỉ trên địa bàn , 76% cấp ủy viên do Cựu chiến binh đảm nhiệm, thường xuyên nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Tổ chức 98% (38.315) cán bộ, hội viên CCB "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ chức hội nghị cán bộ đương nhiệm có 3.150 hội viên tham dự.

- Tham gia thực hiện Quyết định số 142 của Chính phủ, khảo sát 19.303 đối tượng thuộc diện xét hưởng chế độ chính sách. Có 215 là đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên, 8.702 đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp 1 lần, số đã từ trần là 291 trường hợp, vận động đăng ký độ tuổi 17 khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

- Khai thác vốn 176 tỷ; Quỹ Hội 6 tỷ 904 triệu đồng; giảm nghèo được 485 hộ = 37%, Có 12.924 hộ giầu = 29%; Sản xuất kinh doanh giỏi có 6.629 hộ = 17,14% so với tổng số hội viên. Có 368 con, cháu Cựu chiến binh đi lao động nước ngoài; Tham gia sản xuất vụ đông có 15.225 gia đình Cựu chiến binh, gieo trồng 2.944 ha (đậu tương, ngô, khoai, rau mầu), ủng hộ Cựu chiến binh Lào 62.455.000 đ.

- Kết nạp được 4.241 hội viên, nâng lên tổng số 40.246 đạt 90,6% CCB vào Hội, sinh hoạt 188 cơ sở Hội (146 xã, phường, thị trấn, 42 cơ sở Hội 487), 1.777 chi hội. Tập huấn cho 5.114 cán bộ.

Cơ sở Hội đạt TSVM tăng 9% (99%), chi hội đạt 97%, hội viên gương mẫu tăng 5,6% (95,6%), gia đình văn hóa tăng 1,7% (86,7%). Góp phần xây dựng tình làng nghĩa xóm đoàn kết, tin cậy.

- Phối hợp giáo dục truyền thống yêu nước 393 buổi = 123.747 lượt thanh niên, học sinh dự, tham gia hòa giải mâu thuẫn 5.015 vụ việc, 11.652 lượt người ở cơ sở. Phối hợp vận động 27.927 = 72% CQN vào câu lạc bộ. Có 89 ban liên lạc truyền thống15.306 người tham gia. 

Phần thứ ba: Kết quả hoạt động 20 năm nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 

20 năm xây dựng và hoạt động của Hội CCB tỉnh Ninh Bình gắn liền với thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, NQ 09 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCBVN trong giai đoạn cách mạng mới”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội CCBVN, Hội CCB tỉnh. Thể hiện bằng chủ trương: "Lấy xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN làm nhiệm vụ hàng đầu; Lấy xây dựng đội ngũ cán bộ làm khâu then chốt; lấy nâng cao đời sống hội viên làm động lực; Lấy cơ sở Hội làm địa bàn hoạt động" có bước phát triển tích cực, hoạt động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và gương mẫu đi đầu các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở đạt nhiều thành tích quan trọng. 

I - Kết quả 20 năm hoạt động Hội CCB tỉnh Ninh Bình 

1. Tổ chức triển khai Nghị quyết 09 của Bộ chính trị, đoàn kết các thế hệ CCB, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” xây dựng tổ chức Hội TSVM, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của hội.

Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 09 của Bộ chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” gắn liền công tác xây dựng hội trong sạch vững mạnh. Ban chấp hành tỉnh hội xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu, tăng cường công tác kiểm tra, nhân rộng các mô hình, điển hình xuất sắc, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức hội với chất lượng cao, trưởng thành vững chắc.

- Hội chủ trương "lấy xây dựng Hội làm khâu then chốt, công tác cán bộ làm khâu đột phá". Đoàn kết các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn, phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" xây dựng tổ chức hội vững mạnh về chính trị và tổ chức, bồi dưỡng, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, Nâng cao kiến thức vận động quần chúng thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" coi trọng hành động làm theo tấm gương Bác Hồ, các Nghị quyết, chỉ thị của BCHTW, Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy Ninh Bình, rèn luyện giữ vững bản chất chính trị, vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Ninh, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuyên truyền vận động những CCB có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm cao, tự nguyện tham gia xây dựng tổ chức Hội; nòng cốt đoàn kết ở khu dân cư, tuyên truyền và vận động CCB, hiểu rõ ý nghĩa, vị trí, chức năng của Hội CCB; hăng hái tham gia xây dựng tổ chức Hội, học tập Điều lệ Hội, đoàn kết xây dựng lực lượng Cựu chiến binh tuyệt đối trung thành với tổ quốc, có tín nhiệm với cấp ủy Đảng, Chính quyền, chấp hành nghiêm túc, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của hội. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên. Khi tách tỉnh, Ninh Bình có 9.838 hội viên, đến nay đã có 40.246 hội viên (gấp 4 lần) so với ngày đầu tách tỉnh. Có 266 Cựu chiến binh ưu tú được kết nạp vào đảng.

- Thực hiện Nghị quyết số 42 của Bộ chính trị (Khóa IX) ngày 30/11/2004 về quy hoạch đội ngũ cán bộ. Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo quy hoạch cán bộ hội theo hướng từng bước hạ thấp độ tuổi. Thường trực tỉnh Hội đã tham gia với Thường trực Tỉnh ủy về tăng cường cấp phó ở các huyện, thị, đã bầu thêm 3 phó chủ tịch huyện hội, tăng thêm kinh phí hoạt động cho các cơ sở hội. Chỉ đạo thành lập hội trong Đảng ủy khối cơ quan tỉnh. Sự quan tâm đó gắn liền với kết quả xây dựng và hoạt động của hội, thành động lực quan trọng, niềm tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Với phong trào: "Tự học, tự rèn, tự quản" tích cực rèn luyện về mọi mặt, đạo đức, lối sống cần kiệm.... Tổ chức trao đổi kinh nghiệm công tác Hội, 24 lượt cán bộ chủ chốt cấp tỉnh tham gia tập huấn tại học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1.860 lượt cán bộ tập huấn tại tỉnh, 19.532 lượt cán bộ cơ sở tập huấn tại huyện, có 1.766 cán bộ Hội tham gia hội thi cán bộ chi hội trưởng giỏi. Nói và hành động theo đúng chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, công thần phát ngôn thiếu xây dựng. Đội ngũ cán bộ trưởng thành về mọi mặt, triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc có trách nhiệm.

- Thực hiện chỉ thị số 487 của Thủ tướng chính phủ ngày 3/7/1997 về tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ninh Bình đã tập hợp trên 2 ngàn hội viên, vào 42 tổ chức cơ sở hội với phong trào: ‘Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiêm” nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của cơ quan, gìn giữ, phát huy bản chất “ Bộ đội Cụ Hồ” tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận tụy với công việc. Chất lượng tổ chức hội, vai trò gương mẫu của Hội viên Cựu chiến binh được đánh giá ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của hội, góp phần xây dựng cơ quan văn hóa, đơn vị vững mạnh toàn diện. Được cấp ủy Đảng, ban giám đốc, thủ trưởng đơn vị tín nhiệm.

- Duy trì nề nếp sinh hoạt tư tưởng, thời sự, chính sách cho cán bộ, hội viên. Gương mẫu và vận động nhân dân thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cảnh giác cách mạng, phòng chống âm mưu "Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đại bộ phận CCB nhận thức đúng đắn, kiên định, vững vàng trong mọi tình huống, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tận tụy với công tác Hội, gương mẫu và vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương,

- Công tác kiểm tra thường xuyên được coi trọng và chủ động với phương châm: “ Tự kiểm tra, trên dưới cùng kiểm tra”, lấy tự kiểm tra làm chính. BCH chỉ đạo Ban kiểm tra, xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu kiểm tra, kiện toàn, củng cố cán bộ kiểm tra, Ban kiểm tra các cấp đi vào hoạt động, chất lượng, hiệu quả. Đã kiểm tra 1.127 cơ sở hội, 5.064 chi hội, 29.480 hội viên và bồi dưỡng cho 548 cán bộ làm công tác kiểm tra về thực hiện nhiệm vụ chính trị, điều lệ hội. Đi sâu vào kiểm chất lượng sinh hoạt, kết nạp hội viên, những nơi hội viên bỏ sinh hoạt, không đóng hội phí, thiếu gương mẫu, khiếu kiện trái pháp luật, xử lý đơn thư, khiếu tố. Kiểm tra những dự án vay vốn, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi góp phần xây dựng tổ chức hội TSVM.

Tổ chức hội TSVM năm 1992 đạt 65%, năm 2009 đạt 98%; Hội viên Cựu chiến binh gương mẫu năm 1992 đạt 75%; năm 2009 đạt 93,5%; gia đình CCB văn hóa năm 1992 đạt 59%, năm 2008 đạt 86,7%. 

2. Tổ chức quán triệt và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. Tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, củng cố quốc phòng an ninh góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.

Tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, Ban chấp hành tỉnh hội xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu, thành lập ban chỉ đạo, mở hội nghị biểu dương những Cựu chiến binh gương mẫu làm theo lời Bác, hoạt động đạt kết quả tốt.

- Học tập Bác Hồ về “đức tính cần kiệm, tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Toàn tâm, toàn ý phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, vận động hội viên tìm đọc và hiểu sâu cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, viết bản cam kết thi đua tập thể và cá nhân nêu gương sáng “ Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đổi mới của Đảng. Nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Cảnh giác chống âm mưu “ Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phát huy vai trò nòng cốt, tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị, kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lập thành tích chào mừng 185 năm thành lập tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất. Tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng và rèn luyện đạo đức, lối sống cần kiệm, có nhiều gương tiêu biểu CCB học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Duy trì nề nếp sinh hoạt tư tưởng, thời sự chính sách, nâng cao nhận thức, phân biệt đúng sai, đẩy lùi tư tưởng, lời nói, việc làm trái với chủ trương của Đảng, tham gia ý kiến vào các văn kiện của Đảng, bảo vệ và tham gia bầu cử Quốc hội, HĐND và được cử tri tín nhiệm bầu vào HĐND cấp cơ sở có 1.603 đồng chí = 42,6%; cấp huyện có 72 đồng chí = 26%; cấp tỉnh có 6 đồng chí = 12% tham gia. Cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

- Vận động 42% hội viên là đảng viên, hơn 400 cán bộ cấp cao quân đội, 3.366 cấp ủy viên và 76% chức danh cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn do hội viên CCB đảm nhiệm. Gương mẫu và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia sinh hoạt chi bộ, đảng bộ cơ sở, rèn luyện “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, gần dân, sát dân, tôn trọng dân, chăm lo đời sống, lợi ích của nhân dân, tham mưu cho cấp ủy Đảng, tổ chức hội nghị cán bộ đương nhiệm 758 buổi cho 23.861 lượt cán bộ dự. Tổ chức hội nghị biểu dương 1.511 CCB gương mẫu tiêu biểu và 345 CCB gốc giáo làm theo lời Bác. Gương mẫu và vận động nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở nông thôn, khu phố; thực hiện nếp sống "văn minh - tiết kiệm” thực hiện tốt 5 không trong việc cưới “không hút thuốc lá, không uống rượu say, không mở loa đài quá to, không lợi dụng đánh bạc, không cản trở giao thông”, có 138 cặp vợ chồng con CCB thực hiện cưới theo 5 không, tích cực xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện Nghị định 150/2006 ngày 12/12/2006, hướng dẫn thi hành pháp lệnh CCB Việt Nam, chế độ, chính sách ưu đãi đối với CCB và người có công, quyết định 290, Quyết định 142 của chính phủ Cấp thẻ bảo hiểm y tế 9.119 người, trợ cấp thường xuyên 177 người, trợ cấp 1 lần 7.103 người. Tham gia quy tập, đón hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang địa phương.

- Hội phối hợp với cơ quan quân sự: tổ chức tập huấn cho 2.850 lượt cán bộ chủ chốt ở cơ sở thực hiện Nghị quyết bộ chính trị khóa X về chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Phối hợp bồi dưỡng cho 20.624 lượt cán bộ hội viên, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Vận động thanh niên nhập ngũ, tổ chức gặp mặt thân mật, liên hoan văn nghệ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tặng quà 305 triệu đồng cho thanh niên nhập ngũ hàng năm. Vận động 3.424 CCB, CQN tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, huấn luyện quân sự, diễn tập phòng thủ khu vực.

- Hội phối hợp với công an: Vận động cựu chiến binh và nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “ vì an ninh tổ quốc”, tham mưu cho cấp ủy Đảng, phát động phong trào xây dựng làng xóm bình yên gia đình hạnh phúc, đến từng nhà, vận động từng người, Đăng ký thi đua trở thành làng xón, khu phố Văn hóa đã có 78.370 hộ tham gia. Vận động hơn 3 ngàn CCB tham gia công an viên thôn xóm, khu phố, thực hiện cuộc vận động "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", tham gia hòa giải 5.322 vụ việc, 15.652 người, vận động tự cai nghiện ma túy tại cộng đồng 279 người, cai nghiện tập trung 202 người, tham gia tuần tra bảo vệ an ninh khu phố 3.105 lượt người, phối hợp với công an sử lý 32 đối tượng buôn bán vận chuyển ma túy, cảm hóa giáo dục 197 đối tượng lầm lỗi hoàn lương.

- Hội phối hợp vận động hội viên CCB tham gia hoạt động “ Câu lạc bộ” trợ giúp pháp lý, nâng cao kiến thức về pháp luật, hiểu sâu các chế tài quy định trong luật về quản lý, sử dụng đất đai; việc quy hoạch, các chế độ chính sách. Vận động CCB tham gia hoạt động câu lạc bộ môi trường, cải tạo 23 km kênh mương thoát nước, làm vệ sinh nơi công cộng, thu gom rác thải, trồng cây xanh tu sửa nghĩa trang Liệt sĩ với 31.350 ngày công, trồng 45.359 cây xanh. 

3. Vận động cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, thực hiện các chính sách, bảo vệ quyền lợi chính đáng , hợp pháp của Cựu chiến binh.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết của tỉnh ủy số 03 về sản xuất vụ đông; Nghị quyết 04 về chế tác đá mỹ nghệ; Nghị quyết 10 và đề án 15 của UBND tỉnh về công tác giảm nghèo; Nghị quyết 36 của HĐND tỉnh, đề án 02 của HĐND tỉnh về xóa nhà giột nát cho hộ nghèo. Ban chấp hành hội CCB tỉnh đã xây dựng kế hoạch, biện pháp, vận động Cựu chiến binh nỗ lực phát huy tiềm năng, nội lực, tích cực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, dịch vu, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện, nâng cao đời sống. Góp phần xây dựng quê hương giầu về kinh tế, vững mạnh quốc phòng, an ninh.

- Những năm vừa qua Hội đã vận động Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và các chính sách có hiệu quả thiết thực. Bán sát các chủ chương, dự án phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức tự lực, tự cường, chủ động xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà dột nát, nâng cao đời sống hội viên, làm giầu quê hương, đất nước. Động viên cán bộ, hội viên hăng hái thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tham gia các HTX nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng hóa với chất lượng cao. Cựu chiến binh đương nhiệm với phong trào “ Sáng tạo phục vụ nhân dân”, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, CCB nông thôn giúp nhau giống vốn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại, có nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt giá trị kinh tế cao. ủng hộ làm đường nông thôn 1, 978 tỷ đồng, 27.696 ngày công; ủng hộ xây dựng nhà trường tiền 746 triệu đồng, 7.669 ngày công; khuyến học 1 tỷ 613 triệu đồng; xây dựng nhà văn hóa thôn 1,355 tỷ đồng; nhà bia, nghĩa trang liệt sĩ 294 triệu đồng và 11.335 ngày công; ủng hộ lũ lụt 1,180 tỷ đồng, khắc phục dịch bệnh, dịch gia súc, gia cầm.

- Hội tích cực vận động hội viên gương mẫu sản xuất vụ đông mỗi năm có 19.895 hộ tham gia đã trồng 2.944 ha đậu tương, ngô ngọt, khoai sọ trên đất 2 lúa; Vận động 549 hộ CCB tham gia sản xuất, chế biến đá mỹ nghệ. Riêng xã Ninh Vân (HL) có 148 hộ tham gia, có 65 hộ doanh thu 50 – 100 trệu đồng/năm; 48 hộ doanh thu từ 100 đến 500 trệu đồng; 35 hộ doanh thu 500 – 1 tỷ đồng/năm. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực chất, nguyên nhân hộ nghèo, xây dựng kế hạch, phân công cán bộ, hội viên khá giả phụ trách hộ nghèo, tổ chức đăng ký thi đua, phấn đấu giảm nghèo đến từng hội viên, phát huy vai trò tự lực, tự cường vươn lên tự xóa nghèo. Hội CCB tỉnh phụ trách 2 xã Đông Sơn và Yên Sơn (TXTĐ) khảo sát 429 hộ nghèo, vận động đầu tư 850 triệu đồng lãi thấp, xây dựng dự án tiểu vùng đa canh, dạy nghề làm nấm 90 hộ nghèo, trồng đào phai, may mặc, thả cá, nuôi dê, nhím, gà. Tổ chức kiểm tra xét được 158 hộ thoát nghèo, vượt 66 hộ = 36% theo kế hoạch. Hội đã vận động được 367 triệu đồng, 8.537 ngày công, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, theo đề án 02 của HĐND tỉnh. 

4. Đoàn kết, chăm lo đời sống hội viên, giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, XĐGN, làm giầu hợp pháp, hoạt động tình nghĩa.

Thực hiện chủ trương của Đảng, nghị quyết chuyên đề III của Ban chấp hành TW Hội CCBVN về nâng cao đời sống hội viên Cựu chiến binh. Ban chấp hành tỉnh hội đã tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình hành động, phát huy tiềm năng nội lực. Mở rộng các điển hình, mô hình chăn nuôi, tạo việc làm, nâng cao đời sống hội viên, hoạt động tình nghĩa, làm giầu hợp pháp. Với mục tiêu: Hộ nghèo giảm đi, hộ giầu tăng lên.

- Đẩy mạnh phong trào “ sản xuất kinh doang giỏi”, giúp nhau XĐGN, nâng cao đời sống hội viên. Hội phối hợp quản lý vốn ủy thác ngân hàng chính sách xã hội 176,644 triệu đồng, trên 10 tỷ đồng vốn nội bộ không lãi, quỹ Hội 7 tỷ đồng. Từ 30% hộ đói nghèo (11.425 hộ) đã xóa được 10.854 hộ, chỉ còn 1,8% (689 hộ), hộ khá, giầu 69% (26.600), 19% hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiệm kỳ II có 2.015hộ, nhiệm kỳ III có 3.390hộ, nhiệm kỳ IV (3 năm) có 3.989hộ. 41 cơ sở Hội 12,5%, 1.258 chi hội 71% hết đói nghèo; Hội CCB thành phố Ninh Bình hết nghèo.

Bằng các giải pháp dậy nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Xây dựng 166 trang trại; 137 doanh nghiệp do CCB làm chủ; chăn nuôi 9.570 dự án; trồng trọt 2.760 dự án; nuôi trồng thủy hải sản 2.515 dự án; dịch vụ làm thủ công mỹ nghệ 720 dự án; Vận động 549 con, em CCB đi lao động nước ngoài, các doanh nghiệp thu nhận 8.000 lao động, ủng hộ 326 triệu đồng, 8.476 ngày công, giá trị vật liệu thành tiền 76 triệu đồng, hỗ trợ xây mới 64 nhà, sửa chữa 114 nhà cho hộ CCB nghèo. Xây dựng “quỹ CCB nghèo” 612 triệu đồng, mua 12 con bò, sửa chữa 42 nhà, cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả; Hội khuyến học 2 cấp ở Yên Khánh, đóng góp 185 triệu đồng thưởng cho 487 học sinh con, em CCB vượt khó học khá, giỏi. Nuôi lợn nhựa thu được 249 triệu đồng, ủng hộ nhà văn hóa Điện Biên 140 triệu đồng; ủng hộ CCB Lào 62 triệu đồng, hoạt động tình nghĩa, gắn bó giữa hội viên với tổ chức Hội. Trồng 42.144 cây ăn quả, lấy gỗ. Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và các loại hoa màu khác mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều cựu chiến binh vượt khó đi lên bằng chí tuệ, nghị lực:

- Đồng chí Nguyễn Thiện Cương chi hội phó Hội CCB xã Gia Trung (GV) gương mẫu và vận động nhân dân xây dựng nhà cho mẹ liệt sĩ Trương Thị Thái 97 tuổi, cá nhân Đ/c ủng hộ 4 triệu đồng. 

- Đ/c Nguyễn Văn An thương binh 2/4 xã Gia Hòa (GV) nhận vùng sâu, đầm trũng 7000m2 và thầu thêm 3000m2 xây dựng mô hình 1 lúa, 1cá kết hợp nuôi ba ba, nhím và trồng đào nhật tân năm 2008 thu 180 triệu đồng. 

- Đ/c Đào Sĩ Trình thương binh 2/4 xã Ninh An (HL) vay 5 triệu đồng cùng với vốn gia đình cải tạo 500m2 ao nuôi cá, 100m2 trang trại nuôi lơn thịt, 8 sào lúa, thu 6 tấn lơn hơi, 350kg cá thịt, cá giống, 3 tấn lúa, nuôi 2 con học Đại học.

- Đ/c Bùi Văn Thơ Thương binh 2/4 (cụt 1 chân) xã Văn Hải (KS) Hoạt động nhiều nghề, bán hàng nước, sửa xe với nghị lực dám nghĩ, dám làm đã thành công với nghề thu gom sắt thép phế thải năm 2006 thu 50 triệu đồng, năm 2008 thu 100 triệu đồng.

- Đ/c Lê Văn Tụng, thương binh 1/4 (81%), Thị trấn Yên Ninh (YK) từ hai bàn tay trắng với sức lao động cần cù, sáng tạo. Sản xuất gạch mỗi năm hàng triệu viên, nuôi cá, phát triển ngành nghề thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 30 lao động. 

- Cựu chiến binh Doanh nghiệp với phong trào " Kinh doanh giỏi - đúng pháp luật", phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng tổ chức hội, hướng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua ở cơ sở, doanh thu tăng, nộp thuế đúng đủ, chuyển giao KHKT, dậy nghề, thu nhận hội viên và con em CCB vào làm việc tại doanh nghiệp, ủng hộ xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh dột nát. Tiêu biểu như: Đồng chí Đào Xuân Thái (YK) ủng hộ 200 triệu đồng, thu hút 35 lao động; Đ/c Tống Đức Thân (TXTĐ) ủng hộ 230 triệu đồng, 6 tấn xi măng; Doanh nghiệp Nguyễn Xuân Quyền (GV) ủng hộ 127 triệu đồng, thu hút hơn 200 lao động. Vận động Doanh nhân Triệu Đình Khuê Cựu chiến binh TP Hà Nội ủng hộ bóng chuyền hơi 73 triệu đồng, 10 triệu đồng xây nhà, khuyến học 109 triệu đồng trao 600 xuất học bổng cho con cháu CCB vượt khó học giỏi của huyện Yên Khánh. 

5. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, vận động tập hợp lực lượng CQN phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở.

BCH CCB tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết liên tịch giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với mục tiêu: “ Nâng cao lòng tự hào, phối hợp có hiệu quả” vận động kết nạp được 1.635 CCB là đoàn viên danh dự, kết nghĩa 1.637 chi hội với chi đoàn. Gương mẫu, gần gũi, giúp đỡ xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, phong trào thanh niên lập nghiệp tuổi trẻ giữ nước. Phối hợp tổ chức giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ được 2.329 buổi cho 415.312 thanh niên, học sinh dự, tổ chức giao lưu những ngày kỷ niệm lớn giữa thanh niên với nhân chứng lịch sử 615 buổi cho 325.340 lượt thanh niên, học sinh dự. Giúp đỡ 559 chi đoàn yếu lên khá, tham gia bồi dưỡng cho 33.119 thanh niên vào Đoàn; 3.608 đoàn viên ưu tú vào Đảng. Trong đó có 9.156 thanh niên là con, em CCB gương mẫu, nòng cốt xây dựng tổ chức Đoàn, trở thành đảng viên và cán bộ của Đảng. Tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông ở cơ sở.

- Hội phối hợp với tổ chức đoàn và cơ quan Quân sự cùng cấp vận động tập hợp 27.921 CQN vào câu lạc bộ ở cơ sở đạt 72% hoạt động theo hướng tự nguyện tích cực tham gia các cuộc vận động phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làng xã bình yên gia đình hạnh phúc, 89 ban liên lạc truyền thống 9.776 thành viên đã tích cực hoạt động tình nghĩa và thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội. 

Đánh giá tổng quát

20 năm xây dựng và hoạt động của Hội CCB tỉnh Ninh Bình có bước phát triển tích cực, toàn diện, hiệu quả, vững chắc đạt nhiều thành tích quan trọng.

- Đoàn kết tập hợp các thế hệ Cựu chiến binh, giữ gìn phá huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ", tổ chức hội TSVM ngày càng vững chắc; tích cực tham gia xây dựng Đảng bộ, chi bộ; bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp; tổ chức hội nghị biểu dương CCB gương mẫu và CCB gốc giáo tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phong trào "Sản xuất kinh doanh giỏi" phát triển tích cực, chăm lo đời sống hội viên, hộ nghèo giảm xuống, hộ giầu tăng lên giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN, xóa nhà dột nát, kinh tế trang trại, doanh nghiệp Cựu chiến binh, làm vụ đông, dịch vụ, du lịch, cải tạo vườn tạp, hoạt động khuyến học có hiệu quả cao.

- Cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, giữ vững ý chí xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tham gia giáo dục truyền thống yêu nước và giao lưu với thế hệ trẻ đạt kết quả tốt, vận động thanh niên nhập ngũ, tham gia huấn luyện quân sự và phong trào "Vì an ninh tổ quốc", đấu tranh với những quan điểm sai trái bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước.

- Tổ chức hội nghị phòng chống tội phạm ma túy, vận động giải phóng mặt bằng, hòa giải mâu thuẫn, khiếu kiện ở cơ sở.Nòng cốt đoàn kết tình làng nghĩa xóm, tham gia xây dựng làng xóm, khu phố văn hóa, tiên tiến. Góp phần ổn định chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Khẳng định Hội CCB tỉnh Ninh Bình là lực lượng nòng cốt của MTTQ tỉnh, chỗ dự tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân. 

Tại lễ kỷ niệm 19 năm thành lập Hội CCBVN đồng chí Đinh Văn Hùng, ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Bình. Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự và đánh giá: "Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh bình không ngừng được củng cố xây dựng và phát triển, đã chú trọng việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục cán bộ, hội viên giữ vững bản chất chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh.....đi đầu trong đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, góp phần vào sự thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước". 

Qua 20 năm xây dựng và hoạt động các cấp Hội trong tỉnh được Đảng và Nhà nước khen thưởng cho tập thể và cá nhân:

- Cấp tỉnh: 3 Huân chương lao động ( Hạng nhất, Nhì, Ba), 1 cờ thi đua đơn vị dẫn đầu của Chính Phủ, 6 cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, TW Hội CCBVN, 1 bằng khen của chính phủ, 21 bằng khen của TW hội, UBND tỉnh, các ngành TW. Cá nhân: 2 đồng chí lãnh đạo Hội cấp tỉnh được Đảng nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; 4 Bằng khen của Chính Phủ, 4 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

- Cấp huyện, thành phố, TX và cơ sở: 7 huân chương lao động (2 hạng Nhì; 5 hạng Ba), 11 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 4 cờ thi đua của TW hội; 27 cờ xuất sắc của UBND tỉnh; 85 Bằng khen TW hội CCBVN; 273 Băng khen của UBND tỉnh; 445 Bằng khen của Hội CCB tỉnh; 33 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 18.083 cán bộ, hội viên được tặng Kỷ niệm chương CCBVN.

* Nguyên nhân đạt được kết quả trên:

- Có Nghị quyết 09 Bộ Chính trị, các Nghị quyết của BCHTW Đảng, có sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và chỉ đạo sâu sát của TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam, sự giúp đỡ của UBND tỉnh, phối hợp ủng hộ của mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

- BCH các cấp và toàn thể cán bộ, hội viên đoàn kết, thống nhất cao. Cán bộ chủ chốt và cơ quan Thường trực nhiệt tình, trách nhiệm, năng động và sáng tạo, phấn đấu liên tục vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát cơ sở, đi sâu vào từng đối tượng, nâng cao chất lượng kiểm tra sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình và điển hình. 

* Những hạn chế và nguyên nhân

I - Những hạn chế:

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho hội viên CCB chưa thường xuyên, nạn tham nhũng, quan liêu chưa được ngăn chặn đẩy lùi, số ít CCB còn biểu hiện công thần, bảo thủ, phát ngôn thiếu xây dựng, hành động thiếu gương mẫu. Nhận thức về vai trò, vị trí Hội CCB có mặt chưa sâu sắc, nắm tư tưởng CCB và nhân dân chưa kịp thời, làm tham mưu cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo xây dựng tổ chức Hội và phong trào CCB có nơi còn hạn chế, vai trò cơ quan Thường trực hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành có nơi hiệu quả thấp, quản lý số lượng và chất lượng hội viên chưa chắc, dự báo những diễn biến tư tưởng của hội viên chưa kịp thời, nội dung sinh hoạt sơ cứng, không thiết thực, kém hấp dẫn.

- Phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, nâng cao đời sống hội viên nhiều nơi hoạt động tốt, có nơi ít quan tâm, phong trào không đều, hiệu quả thấp, quản lý vốn một số nơi chưa chặt chẽ, chưa định kỳ kiểm tra, giám sát, đôn đốc.

- Phối hợp và tham gia vận động hòa giải mâu thuẫn, bức xúc, khiếu kiện, gỉai phóng mặt bằng ở cơ sở có nơi phát hiện chậm, kiên trì vận động còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chủ động nắm tình hình, báo cáo và tham mưu cho cấp ủy Đảng xử lý hiệu quả chưa cao. 

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nắm nhiệm vụ, chủ trương của Hội, triển khai chỉ đạo, điều hành thiếu quyết liệt, có nơi chưa cụ thể. Kiểm tra, đôn đốc và sửa chữa hiệu quả còn thấp.

- Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhận thức về vai trò vị trí của CCB chưa đầy đủ, nên việc quan tâm tạo điều kiện cho công tác CCB và tổ chức Hội CCB còn hạn chế.

* những bài học và kinh nghiệm:

Sau 20 năm xây dựng và hoạt động của Hội CCB tỉnh Ninh Bình Hội đã đúc kết được 5 bài học kinh nghiệm như sau: 

1 - Thường xuyên tuyên truyền giáo dục hội viên CCB nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ của Hội.

Tổ chức giáo dục, tuyên truyền gương mẫu và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, Hội cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn là vấn đề có tính nguyên tắc. Cập nhật thông tin cảnh giác âm m¬ưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Phối hợp vận động hòa giải mâu thuẫn, khiếu kiện ở cơ sở, kiên định vững vàng trước mọi tình huống khó khăn, thách thức. Thái độ đúng đắn, phương pháp thích hợp. Góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. 

2 - Nắm vững tình hình CCB, chủ động làm tham mưu cho cấp ủy Đảng vận động và xây dựng tổ chức Hội TSVM, cán bộ chủ động, sáng tạo; Hội viên gương mẫu là bài học quý.

Xây dựng tổ chức hội TSVM phải gắn liền với cuộc vận động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên coi trọng giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tường, nâng cao phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị, giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”. Giữ vững nề nếp bồi dưỡng, kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì, biểu dương tổ chức Hội và CCB tiêu biểu làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, trung thành với Tổ quốc; có tín nhiệm với cấp ủy Đảng, chính quyền; kiên quyết tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Hội. Động viên toàn Hội đoàn kết xung quanh Đảng, bảo vệ sự nghiệp đổi mới của Đảng. Dám nghĩ, dám làm và gương mẫu đi đầu các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. 

3 - Đoàn kết giúp nhau "Làm kinh tế giỏi, thực hiện chính sách tốt", nâng cao đời sống hội viên, hoạt động tình nghĩa, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CCB là động lực quan trọng.

Nắm vững Nghị quyết chuyên đề III của Ban chấp hành TW hội, hộ nghèo giảm đi, hộ giầu tăng lên. Đoàn kết giúp nhau vật chất và tinh thần, hoạt động tình nghĩa, xây mới sửa chữa nhà dột nát cho hộ CCB, xây dựng các đề án vay vốn, vốn tự có trong nội bộ Hội, để xây dựng các trang trại, chăn nuôi, dịch vụ du lịch XĐGN có hiệu quả. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quân nhân tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

4. Liên kết phối hợp, các bên cùng chủ động, thống nhất nội dung, chương trình hành động, thực hiện phương châm “ 3 G” gương mẫu, gần gũi, giúp đỡ giáo dục thế hệ trẻ.

Trước hết hội viên CCB, CQN phải gương mẫu cả lời nói và việc làm, để các thế hệ quần chúng noi theo. Gương sáng CCB “Bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu, gần gũi, giúp đỡ thanh niên, con cháu CCB tiến bộ, phấn đấu trở thành Đoàn viên, Đảng viên, cán bộ của Đảng. Phối hợp giáo dục truyền thống yêu nước, tổ chức giao lưu những ngày kỷ niệm lớn giữa nhân chứng lịch sử với thanh niên. Ký kết chương trình hành động gắn liền với chủ động kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phối hợp. 

5. Bám sát nhiệm vụ chính trị, vận động CCB tích cực tham gia chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Nắm vững Nghị quyết của Đảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sửa chữa, xây mới nhà ở cho hộ nghèo, chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng lãnh đạo, sử lý những nơi bức xúc, khiếu kiện. Tổ chức hội nghị phòng chống tội phạm, Ma túy, dịch bệnh; ủng hộ vật chất tinh thần nơi lũ lụt, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua ở cơ sở. 

Phần thứ tư :Phương hướng nhiệm vụ những năm tới 

Những năm tới tiếp tục có những thuận lợi và khó khăn đan sen nhau, tình hình diễn biến phức tạp khó lường, kẻ địch tiếp tục chống phá cách mạng nước ta, trước sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, tỷ lệ đói nghèo tuy có giảm nhưng đời sống hội viên vẫn còn nhiều khó khăn, công tác xây dựng hội, phong trào CCB có bước phát triển tích cực. Tuy nhiên chất lượng sinh hoạt, học tập, rèn luyện còn hạn chế, thiếu chủ động, sáng tạo; phong trào chưa đều. 

I - Phương hướng:

"Toàn Hội đoàn kết, chủ động, sáng tạo hơn nữa, vận động lực lượng CCB, CQN đoàn kết xung quanh Đảng, phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chăm lo đời sống hội viên, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, tham gia giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững”. 

Các cấp Hội thường xuyên nắm vững chủ trương: “Lấy xây dựng bảo vệ Đảng, Chính quyền, chế độ XHCN làm nhiệm vụ hàng đầu; Lấy xây dựng đội ngũ cán bộ Hội làm khâu đột phá; Lấy nâng cao đời sống hội viên làm động lực; Lấy cơ sở Hội làm địa bàn hoạt động”. 

II - Nhiệm vụ và giải pháp 

1. Về tư tưởng:

Tổ chức quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, kiên định, vững vàng trong mọi tình huống để xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN. 

- Thường xuyên nắm vững tình hình tư tưởng của cán bộ, hội viên, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tổ chức quán triệt đóng góp ý kiến vào cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng; hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ và tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở TSVM, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh Ninh Bình; với chất lượng cao.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm theo bác về cần kiệm, vận động cán bộ hội viên nuôi lợn nhựa, thiết thực tiết kiệm của gia đình đầu tư cho khuyến học, khuyến tài. chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng lãnh đạo, sử lý những vấn đề bức súc, khiếu kiện ở cơ sở. Gương mẫu nói viết theo đúng đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Với phương châm: “Tư tưởng trong sáng, tấm lòng trung thực, hành động xây dựng”. Vững vàng trước mọi khó khăn thách thức, có hành động đúng đắn, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. 

2. Về nhiệm vụ chính trị của Hội.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ: “Trung thành, tín nhiệm, kiên quyết” tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; Có uy tín với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; kiên quyết tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Hội. Luôn chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và gương mẫu đi đầu các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy chế độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ trì, tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong Hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện điều lệ Hội, nhiệm vụ chỉ tiêu được giao. Tổ chức hội nghị CCB gốc giáo làm theo lời Bác với nội dung 3 tốt: “ Đoàn kết tốt, tiết kiệm tốt, gương mẫu tốt”. 

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “ Cựu chiến binh gương mẫu”, gương mẫu và vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, tham gia giải phóng mặt bằng, không tham gia khiếu kiện trái pháp luật, thực hiện tốt nếp sống văn minh “ Việc tang, việc cưới, lễ hội” nâng cao chất lượng hoạt động tình nghĩa.

- Tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, vận động CCB làm vụ đông; Thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ; công tác giảm nghèo, du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 với mục tiêu hộ nghèo giảm, hộ giầu tăng lên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều hộ CCB thu nhập cao, làm giầu chính đáng, mở rộng chăn nuôi, ngành, nghề tại chỗ, tổ chức Hội nghị biểu dương trang trại - doanh nghiệp Cựu chiến binh tiêu biểu, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phấn đấu có nhiều cơ sở Hội xóa hết hộ CCB nghèo tiến tới huyện, thành phố, thị xã hết nghèo. Phòng chống lũ, bão lụt, phòng dịch bệnh cho người và gia xúc gia cầm. 

3. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, đoàn kết toàn dân thực hiện mục tiêu "ổn định chính trị" ở cơ sở.

a. Với đoàn thanh niên: Phối hợp giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ. Phát huy vai trò đoàn viên danh dự, chi hội kết nghĩa với chi đoàn. Vận động con, em CCB, CQN làm nòng cốt xây dựng tổ chức Đoàn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên, cán bộ của Đảng.

b. Với cơ quan Quân sự: Vận động CCB, CQN tích cực tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, dự bị động viên - dân quân tự vệ. Nâng cao cảnh giác với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tham gia huấn luyện quân sự, xây dựng khu vực phòng thủ, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước. Vận động con, cháu CCB, CQN tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tích cực xây dựng “câu lạc bộ” CQN ở cơ sở, theo hướng tự nguyện, tự chủ, tự quản. Nắm chắc các ban liên lạc truyền thống.

c. Với công an: Vận động CCB, CQN tích cực tham gia xây dựng lực lượng công an ở cơ sở. Tham mưu cho cấp ủy Đảng xây dựng phong trào vì an ninh Tổ quốc, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Góp phần xây dựng thôn xóm, khu phố bình yên, gia đình hạnh phúc. Vận động, cảm hóa, giáo dục đối tượng hoàn lương. Tự cai nghiện ma túy, gắn với lao động, việc làm và hoạt động TDTT, văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng khu dân cư.

d. Với các ngành: Tuyên truyền vận động thực hiện tốt luật khi tham gia giao thông, vận động CCB, CQN tham gia “câu lạc bộ” môi trường, pháp lý tại xã, phường, thị trấn. Thu gom rác thải, trồng nhiều cây xanh.

Sau 20 năm xây dựng và hoạt độn. Khẳng định Hội CCB tỉnh Ninh Bình là một đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh, chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong tỉnh. Chúng ta tự hào và quyết tâm không ngừng phấn đấu vư¬ơn lên mạnh mẽ hơn nữa, mãi mãi giữ vững và phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, sáng tạo”. 

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LẦN THỨ V NHIỆM KỲ 2012-2017 

*Đại hội lần thứ V: Họp từ ngày 27đến 28/9/2012 Tại Nhà Văn Hoá trung tâm tỉnh, dự Đại Hội có 177 đại biểu chính thức đại diện cho 45.000 hội viên trong tỉnh.

Đại Hội đại biểu Hội cựu chiến binh tỉnh đó bầu:

1. Đ/c Đại tá Lương Văn Tuấn được bầu làm Chủ tịch tỉnh Hội.

2. Đ/c Đại tá Lương văn Thái được bầu làm phó chủ tịch

3. Đ/c đại tá Nguyễn Phi Hùng được bầu làm phó chủ tịch. 

BAN CHẤP HÀNH GỒM 19 ĐỒNG CHÍ

1.Lương Văn Tuấn CTH 11. Phạm Văn Oanh CTHHL

2. Lương Văn Thái PCTH 12. Đặng Khắc Thịnh CTHTPTĐ

3.Nguyễn phi Hùng PCTH 13. Nguyễn Nhật Huy CTHYK

4. Lê Trung Văn CTH NQ 14. Lưu Xuân Hạ CTHYM

5. Bùi Ngọc Tư CTHTP 15. Đỗ Hồng Thái CTHKS

6. Nguyễn Tử Lạm CVP 16. Trần Đức thuần CTHĐUKCQ

7. Lê Văn Cao TBTG 17. Mầu Thị nhung CTH xó CP

8. Lờ Tất Thắng TBTC 18. Nguyễn Đức Thanh PCTHKS

9. Vũ Văn Đảng TBKT 19. Lê Đức Toàn CTHDN

10. Nguyễn Thành Lờ CTHGV 

BAN THƯỜNG VỤ GỒM 5 ĐỒNG CHÍ 

1.Đ/c Lương Văn Tuấn Chủ tịch Hội CCB Tỉnh

2. Đ/c Lương Văn Thái Phó chủ tịch Hội CCB Tỉnh

3.Đ/c Nguyễn Phi Hùng Phó chủ tịch Hội CCB Tỉnh

4. Đ/c Lê Trung Văn Chủ tịch Hội CCB huyện Nho Quan

5. Đ/c bùi Ngọc Tư Chủ tịch Hội CCB TP Ninh BÌnh 

BAN KIỂM TRA GỒM 7 ĐỒNG CHÍ 

1. Đ/c Nguyễn Phi Hùng Trưởng ban

2. Đ/c Lê Đức Hiến Phó ban

3. Đ/c Trần Diệp ủy viên

4. Đ/c Giang Thanh Quỳ ủy viên

5. Đ/c Hà Xuân Ninh ủy viên

6. Đ/c Doãn Đảng ủy viên

7. Đ/c Trần Đức Thuần ủy viên

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2017-2022

*Đại hội lần thứ VI: Họp từ ngày 27đến 28/9/2017 Tại Nhà Văn Hoá trung tâm tỉnh, dự Đại Hội có 170 đại biểu chính thức đại diện cho 50.000 hội viên trong tỉnh.

Đại Hội đại biểu Hội cựu chiến binh tỉnh đó bầu:

1. Đ/c Đại tá Lương Văn Tuấn được bầu làm Chủ tịch tỉnh Hội.

2. Đ/c đại tá Nguyễn Phi Hùng được bầu làm phó chủ tịch.

3. Đ/c Trung tá Trần Tiên Sinh được bầu làm Phó Chủ tịch

BAN CHẤP HÀNH GỒM 19 ĐỒNG CHÍ

1.Lương Văn Tuấn CTH                  11. Phạm Văn Oanh CTHHL

2. Nguyễn phi Hùng PCTH              12. Đặng Khắc Thịnh CTHTPTĐ

3. Trần Tiên Sinh PCTH                  13. Nguyễn Nhật Huy CTHYK

4. Vũ Đức Thịnh                              14. Lưu Xuân Hạ CTHYM

5. Hà Xuân Ninh                              15. Đỗ Hồng Thái CTHKS

6. Dương Xuân Hảo PTVP              16. Trần Đức thuần CTHĐUKCQ

7. Lê Văn Cao TBTG                       17. Mầu Thị nhung CTH xã CP

8. Lê Tất Thắng TBTC                    18. Nguyễn Đức Thanh PCTHKS

9. Vũ Văn Đảng TBKT                    19. Lê Đức Toàn CTHDN

10. Giang Thanh Quỳ  CTHGV

BAN THƯỜNG VỤ GỒM 5 ĐỒNG CHÍ

1.Đ/c Lương Văn Tuấn Chủ tịch Hội CCB Tỉnh

2. Đ/c Nguyễn Phi Hùng Phó chủ tịch Hội CCB Tỉnh

3.Đ/c Trần Tiên SInh Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh

4. Đ/c Đỗ Hồng Thái Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Sơn

5. Đ/c Đặng Khắc Thịnh Chủ tịch Hội CCB TPTĐ

BAN KIỂM TRA GỒM 7 ĐỒNG CHÍ

1. Đ/c Nguyễn Phi Hùng Trưởng ban

2. Đ/c Chu Văn Kiêm Phó ban

3. Đ/c Trần Đức Thuần ủy viên

4. Đ/c Phạm Văn Công  ủy viên

5. Đ/c Vũ Quốc Sử  ủy viên

6. Đ/c Lê Đức Khánh ủy viên

7. Đ/c Đàm Ngọc Bính ủy viên